tư vấn & Lắp đặt hệ thống xử lý nước thải

Trong ngành sản xuất, nước thải đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu sau mỗi quy trình hoạt động. Để đảm bảo an toàn cho công nhân, giảm ô nhiễm môi trường và tuân thủ các quy định của nhà nước về xử lý nước thải, các công ty trong lĩnh vực này cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải theo quy chuẩn. INTECH chuyên cung cấp dịch vụ thiết kế, lắp đặt, và thi công hệ thống xử lý nước thải, cam kết đáp ứng đầy đủ các tiêu chí kỹ thuật, đảm bảo vận hành ổn định và hiệu quả cao.
9 Tiêu chí lựa chọn công nghệ xử lý nước thải
Chất lượng nước thải sinh hoạt đầu ra đảm bảo đạt tiêu chuẩn QCVN14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
Dễ dàng nâng cao hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải khi có sự thay đổi về quy định chất lượng nước xả thải ra môi trường.
Quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tự động 24/24 kết hợp tay và liên tục.
Chi phí quản lý, vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt sẽ thấp.
Khả năng vượt tải của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cao, đảm bảo tính an toàn cho hệ thống.
Tuổi thọ công trình hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cao: Xây dựng 20 năm; Thiết bị 10 năm
Thời gian thi công hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cao ngắn.
Đảm bảo tính mỹ quan chung.
Hạn chế tối đa tác động môi trường đến khu vực xung quanh.
Một số hệ thống xử lý nước thải tối ưu hiện nay
Công nghệ xử lý nước thải SBR
SBR ( Sequencing batch reactor) Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ phản ứng sinh học theo mẻ. Hệ thống SBR (Sequency Batch Reactor) là hệ thống dùng để xử lý nước thải sinh học chứa chất hữu cơ và nitơ cao, xử lý nước thải với bùn hoạt tính theo kiểu làm đầy và xả cặn. Hệ thống gồm 5 pha diễn ra liên tục và lần lượt theo thứ tự: Fill (Làm đầy), React (Pha phản ứng, thổi khí), Settle( lắng), Draw (rút nước), Idling (ngưng).
Quá trình hoạt động trong bể SBR
- Hệ thống SBR gồm 2 cụm bể: cụm bể Selectorvà cụm bể C – tech. Nước được dẫn vào bể Selector trước sau đó mới qua bể C – tech.
- Bể Selector được sục khí liên tục tạo điều kiện cho quá trình xử lý hiếu khí diễn ra tại đây. Nước sau đó dược chuyển sang bể C-tech, tại đây diễn ra 5 pha theo thứ tự:
- Fill (Làm đầy): Nước thải được bơm vào bể SBR trong thời gian 1-3 giờ, trong bể phản ứng hoạt động theo mẻ nối tiếp nhau, tuỳ theo mục tiêu xử lý, hàm lượng BOD đầu vào, quá trình làm đầy có thể thay đổi linh hoạt: làm đầy – tĩnh, làm đầy – hòa trộn, làm đầy – sục khí, tạo môi trường thiếu khí và hiếu khí trong bể, tạo điều kiện cho hệ vi sinh vật phát triển và hoạt động mạnh mẽ. trong bể diễn ra quá trình oxy hóa các hợp chất hữu cơ, loại bỏ một phần BOD/COD trong nước thải;
- React (Pha phản ứng, thổi khí): Tạo phản ứng sinh hóa giữa nước thải và bùn hoạt tính bằng sục khí hay làm thoáng bề mặt để cấp oxy vào nước và khuấy trộn đều hỗn hợp. Thời gian của pha này thường khoảng 2 giờ, tùy thuộc vào chất lượng nước thải. Trong pha này diễn ra quá trình nitrat hóa, nitrit hóa và oxy hóa các chất hữu cơ. Loại bỏ COD/BOD trong nước và xử lý các hợp chất Nitơ. Quá trình nitrat hóa diễn ra một cách nhanh chóng: sự ôxy hóa amoni (NH4+) được tiến hành bởi các loài vi khuẩn Nitrosomonas quá trình này chuyển đổi amoniac thành nitrit (NO2-). Các loại vi khuẩn khác như Nitrobacter có nhiệm vụ ôxy hóa nitrit thành nitrat (NO3-)
NH4+ +3/2O2 → NO2- + H2O + 2H+ (Nitrosomonas)
NO2- + 1/2 O2→ NO3- (Nitrobacter)
Trong giai đoạn này cần kiểm soát các thông số đầu vào như: DO, BOD, COD, N, P, cường độ sục khí, nhiệt độ, pH… để có thể tạo bông bùn hoạt tính hiệu quả cho quá trình lắng sau này.
- Settle (Lắng): trong pha này ngăn không cho nước thải vào bể SBR, không thực hiện thổi khí và khuấy trong pha này nhằm mục đích lắng trong nước trong môi trường tĩnh hoàn toàn. Đây cũng là thời gian diễn ra quá trình khử nitơ trong bể với hiệu suất cao. Thời gian diễn ra khoảng 2 giờ. Kết quả của quá trình này là tạo ra 2 lớp trong bể, lớp nước tách pha ở trên và phần cặn lắng chính là lớp bùn ở dưới.
- Draw (Rút nước): Nước đã lắng sẽ được hệ thống thu nước tháo ra không bao gồm cặn lắng nhờ thiết bị Decantor. Rút nước trong khoảng 0.5 giờ.
- Idle (Ngưng): Chờ đợi để nạp mẻ mới, thời gian chờ đợi phụ thuộc vào thời gian vận hành 4 pha trên và vào số lượng bể, thứ tự nạp nước nguồn vào bể.
- Xả bùn dư: Xả bùn dư là được thực hiện trong giai đoạn lắng nếu như lượng bùn trong bể quá cao, hoặc diễn ra cùng lúc với quá trình rút nước. Giai đoạn rất quan trọng trong việc giúp cho bể hoạt động liên tục, một phần được thu vào bể chứa bùn,một phần tuần hoàn vào bể Selector, phần còn lại được giữ trong bể C – tech việc xả bùn thường được thực hiện trong giai đoạn lắng hoặc tháo nước trong.
SBR được ứng dụng rộng rãi tại các nước như Mĩ, Anh trong những hai thập kỷ qua, tại Canada cũng được áp dụng nhưng lại bị hạn chế nên vì hệ thống cần sự điều khiển chính xác hoàn toàn và tự động. Vì thế để khắc phục nhược điểm trên, hệ thống đã được thiết kế điều khiển bằng hệ thống PLC (Programmable Logic Controller), giúp cho mọi hoạt động diễn ra một cách chính xác và giảm thời gian cũng như chi phí vận hành.
Trong bể SBR có những điểm tương đương với các bể trong hệ thống xử lý sinh học theo phương pháp truyền thống:
Bể hiếu khí: nước thải đi vào bể SBR được sục khí khuấy trộn hệ thống bùn hoạt tính.
Bể lắng thứ cấp: nước thải sau khi qua pha phản ứng sẽ không được sục khí và khuấy trộn nhằm mục đích lắng để tách nước trong và cặn lắng.
Bùn được tuần hoàn trong hệ thống tương tự như bước tuần hoàn bùn trong hệ thống aerotank truyền thống.
Ưu điểm nổi bật của công nghệ SBR
- Đặc điểm nổi trội ở bể SBR không cần tuần hoàn bùn hoạt tính. Hai quá trình phản ứng và lắng đều diễn ra ở ngay trong một bể, bùn hoạt tính không hao hụt ở giai đoạn phản ứng và không phải tuần hoàn bùn hoạt tính từ bể lắng để giữ nồng độ;
- Kết cấu đơn giản và bền hơn;
- Do vận hành bằng hệ thống tự động nên hoạt động dễ dàng và giảm đòi hỏi sức người nhưng đây cũng là một nhược điểm chính vì đòi hỏi nhân viên phải có trình độ kỹ thuật cao;
- Dễ dàng tích hợp quá trình nitrat/khử nitơ cũng như loại bỏ phospho;
- Các pha thay đổi luân phiên nhưng không làm mất khả năng khử BOD khoảng 90-92%;
- Giảm chi phí xây dựng bể lắng, hệ thống đường ống dẫn truyền và bơm liên quan;
- Lắp đặt đơn giản và có thể dễ dàng mở rộng nâng cấp.
Công nghệ xử lý nước thải MBR
Công nghệ MBR (Membrane bioreactor): Được hiểu là bể hoặc thiết bị sinh học xử lý nước thải trong đó áp dụng kĩ thuật bùn hoạt tính AS (Activated Sludge) phân tán có kết hợp với màng lọc tách vi sinh. Công nghệ này có thể đẩy nồng độ vi sinh (hay bùn hoạt tính) trong bể MBR lên tới 15 g/l (trung bình duy trì ở mức 10 g/l).
Công nghệ xử lý nước thải MBR là sự kết hợp của cả phương pháp sinh học và lý học. Mỗi đơn vị MBR trong bể xử lý nước thải được cấu tạo gồm nhiều sợi rỗng liên kết với nhau, mỗi sợi rỗng lại cấu tạo giống như một màng lọc với các lỗ lọc rất nhỏ mà một số vi sinh không có khả năng xuyên qua giúp. Điều này giúp loại bỏ các loại vi sinh trong nước thải mà không cần quá trình khử trùng thông thường.
Cơ chế hoạt động của vi sinh vật trong công nghệ MBR cũng tương tự như bể bùn hoạt tính hiếu khí nhưng thay vì tách bùn sinh học bằng công nghệ lắng thì công nghệ MBR lại tách bằng màng.
Vì kích thước lỗ màng MBR rất nhỏ (0.01 ~ 0.2 µm) nên bùn sinh học sẽ được giữ lại trong bể, giúp duy trì mật độ vi sinh cao làm hiệu suất xử lý tăng và tiết kiệm diện tích xây dựng hệ thống xử lý nước thải lên đến 50%. Nước sạch sẽ bơm hút sang bể chứa và thoát ra ngoài mà không cần qua bể lắng, lọc và khử trùng.
Tính ưu việt của công nghệ này là chất lượng nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn cao thường tốt hơn chất lượng loại A của QCVN 14:2008 / BTNMT, do đó, nước sau xử lý có thể tái sử dụng cho các mục đích như: rửa sàn, tưới cây,…
Không cần sử dụng bể lắng thứ cấp như công nghệ bùn hoạt tính truyền thống và các công nghệ vi sinh khác
- Tiết kiệm diện tích cao nhất
- Phù hợp với những nơi có địa hình lắp đặt phức tạp.
- Tính tự động hóa cao.
- Thường được lắp đặt ở dạng thiết bị hợp khối (dạng thiết bị hay moduls) nên dễ dàng cho công tác lắp đặt cũng như di dời khi cần.
Công nghệ xử lý nước thải BIOCHIP MBBR
Công nghệ MBBR là một trong những công nghệ tiên tiến nhất hiện nay trong quá trình xử lý nước thải. Công nghệ xử lý nước thải MBBR kết hợp ưu điểm của các quá trình xử lý bùn hoạt tính hiếu khí và quá trình sinh trưởng dính bám sinh học dựa trên cơ sở hoạt động của vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ để sinh trưởng và phát triển.
Trên bề mặt của màng sinh học có 1 lớp dịch phân cách màng và hỗn dịch xáo trộn trong bể phản ứng. Chất dinh dưỡng (cơ chất) và oxy từ hỗn dịch khuyếch tán qua lớp dịch vào màng sinh học, trong khi đó, sản phẩm phân hủy sinh học khuếch tán ngược lại từ màng sinh học vào hỗn dịch. Các quá trình khuếch tán “ngược xuôi” này diễn ra liên tục.
Khi các vi sinh vật sinh trưởng và phát triển, sinh khối trên giá thể vi sinh trở nên dày hơn. Độ dày của sinh khối ảnh hưởng đến khả năng “tiếp cận” của oxy hoà tan và cơ chất trong bể phản ứng với màng sinh học.
Các vi sinh vật ở lớp ngoài cùng của màng sinh học là “bước tiếp cận đầu tiên” của oxy hòa tan và cơ chất với màng sinh học. Khi oxy hòa tan và cơ chất khuếch tán qua các lớp màng sinh học bên trong, chúng sẽ được vi sinh vật sử dụng để tạo các lớp màng sinh học. Sự giảm nồng độ oxy hòa tan khi qua các lớp màng sinh học tạo thành các lớp màng sinh học hiếu khí, thiếu khí và kỵ khí.
Các môi trường khác nhau tạo ra các vi sinh vật khác nhau và do đó, xảy ra các quá trình sinh học khác nhau giữa các lớp màng sinh học.
Trên lớp màng ngoài cùng, nơi có nồng độ oxy hòa tan và cơ chất cao, nhóm vi sinh vật chính là nhóm hiếu khí.
Trong các lớp màng sinh học sâu hơn, nơi nồng độ oxy và cơ chất thấp hơn, nhóm vi sinh vật tùy tiện chiếm ưu thế. Đây cũng là nơi xảy ra quá trình nitrat hóa do nitrate trở thành chất nhận điện tử của vi khuẩn tuỳ tiện. Do đó, công nghệ MBBR xử lý Nitơ và Photpho khá hiệu quả.Trong quá trình ôxy hóa sinh hóa hiếu khí, các hợp chất hữu cơ chứa Nitơ, lưu huỳnh, phốt pho cũng được chuyển hóa thành nitrat (NO3-), sunphat (SO42-), phốt phát (PO43-), CO2 và H2O.
Khi môi trường cạn nguồn cacbon hữu cơ, các loại vi khuẩn Nitrit hóa (Nitrosomonas) và Nitrat hóa (Nitrobacter) thực hiện quá trình Nitrat hóa theo 2 giai đoạn:
H4+ + 76O2 + 5CO2 ==> C5H7NO2 + 54NO2 + 52H2O + 109H+ 400NO2- + 195O2 + NH3 + 2H2O + 5CO2 ==> C5H7NO2 + 400NO3-
Quá trình Nitrat hóa có thể xảy ra nếu như ngay từ đầu, Nitơ tồn tại dưới dạng Nitơ Amoniac. Tốc độ biến đổi từ Amoniac thành Nitrat đối với bùn hoạt tính như sau: cứ 3mg N-NH + trong thời gian 1 giờ thì Nitrat hóa được 1g chất hữu cơ.
- a) Quá trình Nitrat hóa ( Nitrification)
- b) Quá trình khử Nitrat (Denitrification)
Quá trình Nitrate hóa gồm các bước:
NH4+ bị ôxy hóa thành NO2 do tác động của vi khuẩn Nitrit theo phản ứng:
NH4+ + 1,5O2 ==>NO2- + 2H+ + H2O
Ôxy hóa NO2- thành NO3- do tác động của vi khuẩn Nitrat hóa:
NO2- +0,5O NO3-
Tổng hợp quá trình chuyển hóa NH4+ thành NO3- :
NH + + 2O2 ==> NO3- + 2H2+ + H2O
Có khoảng 20 – 40 % NH + bị đồng hóa thành vỏ tế bào, cho nên có thể tổng hợp quá trình Nitrat hóa bằng phản ứng sau:
NH + + 2O2 ==> NO3- + 2H2+ + H2O
NH4+ + 1,731O2 + 1,962HCO3- ==> 0,038C5H7NO2 + 0,96NO3- + 1,077H2O + 1,769H2CO3
Quá trình khử Nitrat dưới tác động của các chuẩn vi khuẩn khử Nitrate như Denitrobacillus, Thiobacillus, Pseudomonas…, Nitrate và Nitrit sẽ được chuyển hóa thành NO2- và Nitơ tự do theo phản ứng:
NO3- + CH3OH ==> 6NO2- + CO2 + H2O
6NO2- + 3CH3OH ==> 3N2 + 3CO2 + 6OH-
Giới thiệu về Biochip
Biochip được sử dụng như là giá thể để vi sinh vật bám dính lên.
- Bề mặt tiếp xúc: 000m2/m3
- Vật liệu: nhựa PolyEthylene
- Hình dạng: tròn
- Chiều dày: 0,8 – 1,2mm
- Đường kính: 22mm
- Tỷ trọng: 0,98kg/lit
- Màu sắc: trắng.
Vi sinh vật sẽ trú trong các lỗ rỗng, và phát triển trên đó. Bề mặt giá thể sẽ được “làm sạch” bởi quá trình va vào nhau khi các giá thể chuyển động. Do đó, việc tự “làm sạch” là một trong những ưu điểm của giá thể biochip.
Màng nhớt, bùn hoạt tính phát triển trong các lỗ rỗng tạo thành lớp màng sinh học. Lớp màng sinh học này có vai trò chuyển hóa các chất hữu cơ ô nhiễm trong nước. Bùn bám trên BioChip
Ưu điểm của MBBR
- Diện tích tiếp xúc lớn: 3000m2/m3. Tăng khả năng trao đổi chất của vi sinh vật, hiệu quả xử lý chất hữu cơ
- Hiệu quả xử lý Nitơ và Phopho
- Có thể chịu tải trọng lớn, vi sinh ít bị sốc tải và hoạt động ổn định hơn so với công nghệ Aerotank truyền thống.
- Tiết kiệm thể tích xây dựng bể sinh học khoảng 30 – 40% so với công nghệ
- Bùn tuần hoàn ít về bể sinh học ít hơn nhiều lần công nghệ Aerotank truyền thống, tiết kiệm chi phí điện năng và xử lý bùn dư.
Nhược điểm:
- Do giá thể Biochip được nhập khẩu từ Đức, giá thành khá cao.
Công nghệ xử lý nước thải AAO
AAO là viết tắt của các cụm từ Anaerobic (Yếm khí) – Anoxic (Thiếu khí) – Oxic (Hiếu khí).
Công nghệ AAO là quy trình xử lý sinh học liên tiếp ứng dụng nhiều hệ vi sinh vật khác nhau: Hệ vi sinh vật Yếm khí, Thiếu khí, Hiếu khí để xử lý chất thải. Dưới tác dụng phân giải các chất ô nhiễm của hệ vi sinh vật mà chất ô nhiễm được xử lý trước khi thải ra môi trường.
Nguyên lý hoạt động
Công nghệ AAO xử lý nước thải bằng vi sinh vật bám vào các chất lơ lửng để cư trú giống như công nghệ bùn hoạt tính truyền thống (CAS). Tuy nhiên công nghệ AAO toàn diện hơn và cải thiện được nhiều nhược điểm của công nghệ CAS.
Quá trình phản ứng dựa vào các vi sinh vật hiếu khí (Bể aeroten)
Quá trình phản ứng sinh học bao gồm các bước: Kỵ khí, thiếu khí và hiếu khí.
Quá trình xử lý Anaerobic (Xử lý sinh học kị khí)
Trong các bể kỵ khí xảy ra quá trình phân hủy các chất hữu cơ hòa tan và các chất dạng keo trong nước thải với sự tham gia của hệ vi sinh vật kỵ khí. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, vi sinh vật kỵ khí sẽ hấp thụ các chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải, phân hủy và chuyển hóa chúng thành các hợp chất ở dạng khí. Bọt khí sinh ra bám vào các hạt bùn cặn. Các hạt bùn cặn này nổi lên trên làm xáo trộn, gây ra dòng tuần hoàn cục bộ trong lớp cặn lơ lửng.
Quá trình phân hủy chất hữu cơ của hệ vi sinh kị khí được thể hiện bằng các phương trình sau:
(a) Chất hữu cơ + VK kỵ khí → CO2 + H2S + CH4 + các chất khác + năng lượng
(b) Chất hữu cơ + VK kỵ khí + năng lượng → C5H7O2N (Tế bào vi khuẩn mới)
Trong đó: C5H7O2N: là công thức hóa học thông dụng để đại diện cho tế bào vi khuẩn.
Hỗn hợp khí sinh ra thường được gọi là khí sinh học hay biogas.
Quá trình phân hủy kỵ khí được chia thành 3 giai đoạn chính: phân hủy các chất hữu cơ cao phân tử, tạo các axit, tạo methane.
Quá trình xử lý Anoxic (Xử lý sinh học thiếu khí)
Tại bể anoxic diễn ra quá trình nitrat hóa và Photphorit để xử lý N, P.
Quá trình Nitrat hóa xảy ra như sau:
Hai chủng loại vi khuẩn chính tham gia vào quá trình này là Nitrosonas và Nitrobacter. Trong môi trường thiếu oxy, các loại vi khuẩn này sẻ khử Nitrat (NO3-) và Nitrit (NO2-) theo chuỗi chuyển hóa:
NO3- → NO2- → N2O → N2↑
Khí nitơ phân tử N2 tạo thành sẽ thoát khỏi nước và ra ngoài. Như vậy là nitơ đã được xử lý.
Quá trình Photphorit hóa:
Chủng loại vi khuẩn tham gia vào quá trình này là Acinetobacter. Các hợp chất hữu cơ chứa photpho sẽ được hệ vi khuẩn Acinetobacter chuyển hóa thành các hợp chất mới không chứa photpho và các hợp chất có chứa photpho nhưng dễ phân hủy đối với chủng loại vi khuẩn hiếu khí.
Để quá trình Nitrat hóa và Photphoril hóa diễn ra thuận lợi, tại bể Anoxic bố trí máy khuấy chìm với tốc độ khuấy phù hợp. Máy khuấy có chức năng khuấy trộn dòng nước tạo ra môi trường thiếu oxy cho hệ vi sinh vật thiếu khí phát triển. Ngoài ra, để tăng hiệu quả xử lý và làm nơi trú ngụ cho hệ vi sinh vật thiếu khí, tại bể Anoxic lắp đặt thêm hệ thống đệm sinh học được chế tạo từ nhựa PVC, với bề mặt hoạt động 230 ÷ 250 m2/m3. Hệ vi sinh vật thiếu khí bám dính vào bề mặt vật liệu đệm sinh học để sinh trưởng và phát triển.
Quá trình Oxic (Xử lý sinh học hiếu khí)
Các phản ứng chính xảy ra trong bể xử lý sinh học hiếu khí như:
(a) Quá trình Oxy hóa và phân hủy chất hữu cơ:
Chất hữu cơ + O2 → CO2 + H2O + năng lượng
(b) Quá trình tổng hợp tế bào mới:
Chất hữu cơ + O2 + NH3 → Tế bào vi sinh vật + CO2 + H2O + năng lượng
(c) Quá trình phân hủy nội sinh:
C5H7O2N + O2 → CO2 + H2O + NH3 + năng lượng
Nồng độ bùn hoạt tính duy trì trong bể Aeroten: 3500 mg/l, tỷ lệ tuần hoàn bùn 100%. Hệ vi sinh vật trong bể Oxic được nuôi cấy bằng chế phẩm men vi sinh hoặc từ bùn hoạt tính. Thời gian nuôi cấy một hệ vi sinh vật hiếu khí từ 45 đến 60 ngày. Oxy cấp vào bể bằng máy thổi khí đặt cạn hoặc máy sục khí đặt chìm.
Ưu điểm
Mức đầu tư thấp bởi vì chi phí chủ yếu bao gồm chi phí xây dựng, một số thiết bị chính như máy sục khí, máy bơm, máy khuấy. Không có công nghệ tiên tiến nào được áp dụng.
Sản xuất ít bùn dư so với công nghệ CAS bởi vi sinh vật kỵ khí và thiếu khí giúp xử lý BOD toàn diện hơn.
Chất lượng nước đầu ra có thể đạt loại A hoặc B, phụ thuộc vào kích thước của các bể.
Tiêu thụ ít điện năng hơn so với CAS
Nhược điểm
Chất lượng đầu ra phụ thuộc vào khả năng lắng của bùn hoạt tính và kích thước bể. Nếu muốn chất lượng nước đầu ra tốt hơn và ít biến động, đòi hỏi diện tích/ không gian lớn để xây dựng hệ thống. Nồng độ bùn hoạt tính trong hệ thống CAS thường duy trì trong ngưỡng từ 3-5g/L để bùn có thể lắng. Nếu nồng độ cao hơn, bùn có thể bị tràn hoặc làm giảm độ trong của nước đầu ra. Chất lượng nước đầu ra có thể không ổn định, bởi vì độ lắng của bùn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt độ, nồng độ MLSS, tải trọng chất hữu cơ và tải thủy lực của nước thải đầu vào…
Tốn diện tích xây dựng
Yêu cầu các hóa chất tiệt trùng
Ngoài các công nghệ kể trên còn một số công nghệ khác được sử dụng tùy từng tính chất của nước thải và yêu cầu chất lượng nước thải đầu ra.
5 Tiêu chí quan trọng của hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn
Đáp ứng Nhu cầu Oxy Sinh học (BOD)
Hệ thống sẽ giảm nồng độ BOD, đặt ra bởi lượng oxy cần thiết cho việc phân hủy chất hữu cơ. Điều này ngăn chặn tình trạng cạn kiệt oxy trong môi trường nước, bảo vệ sinh vật thủy sinh và ngăn chặn hiện tượng nở hoa tảo và cá chết.
Đáp ứng Nhu cầu Oxy Hóa học (COD)
Hệ thống giảm COD, giảm lượng oxy hóa cần thiết để xử lý chất hữu cơ. Điều này giúp giảm ô nhiễm nước và làm tăng khả năng xử lý nước thải.
Loại Bỏ Nitrat (N) và Phosphate (P)
Loại bỏ lượng lớn N và P để giảm BOD, ngăn chặn sự phát triển của tảo và thực vật, đồng thời ngăn chặn hiện tượng phú dưỡng gây tổn thương sinh vật.
Ngăn Chặn Vi Khuẩn, Virus, Nấm
Hệ thống ngăn chặn mầm bệnh từ sinh vật trong nước thải, giảm nguy cơ bệnh tật cho người và động vật.
Xử Lý Chất Rắn Lơ Lửng
Loại bỏ chất rắn lơ lửng khó tan, giảm hôi thối, và ngăn chặn tắc nghẽn đường ống và máy móc.
Quy trình tư vấn lắp đặt hệ thống xử lý nước tại INTECH
Tiếp nhận thông tin từ chủ đầu tư: Nhận thông tin về quy mô, yêu cầu xử lý và tiêu chuẩn chất lượng nước thải từ chủ đầu tư.
Khảo sát thực tế dự án: Đánh giá môi trường, địa hình, và điều kiện dự án để định rõ các yếu tố ảnh hưởng.
Đề xuất công nghệ xử lý: Dựa trên khảo sát, đề xuất công nghệ xử lý phù hợp nhất cho dự án, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và chi phí.
Lên bản vẽ thiết kế: Tạo bản vẽ chi tiết đảm bảo tính khả thi và tiết kiệm chi phí.
Tập kết thiết bị, kiểm tra mặt bằng: Thu thập và kiểm tra thiết bị, vật tư, đồng thời kiểm tra mặt bằng thi công.
Thi công xây dựng, lắp đặt hệ thống: Lắp đặt hệ thống và máy móc, đảm bảo đúng theo bản vẽ thiết kế.
Vận hành thử nghiệm: Chạy thử hệ thống và kiểm tra các thành phần để đảm bảo hoạt động hiệu quả.
Bàn giao hệ thống cho chủ đầu tư: Hoàn tất vận hành thử nghiệm và bàn giao hệ thống cho chủ đầu tư sau khi đạt tiêu chuẩn.
Bảo trì hệ thống định kỳ: Tiến hành bảo trì và cải tạo định kỳ để duy trì hiệu suất và chất lượng nước thải.
Tại sạo nên chọn intech
Uy tín được khẳng định
Hài lòng nhiều khách hàng trong nước và ngoài nước đặc biệt là khách hàng Hàn Quốc, Nhật Bản…
Dịch vụ đảm bảo chất lượng
Hãy tới tận nơi tham khảo các dự án của chúng tôi để kiểm chứng.
Cam kết bảo hành, bảo dưỡng
Chúng tôi luôn bảo hành, bảo dưỡng và hỗ trợ trọn đời chắc chắn khiến bạn hài lòng
Hoàn thành đúng tiến độ
Chung tôi luôn đáp ứng nhu cầu gấp gáp về mặt thời gian, thực hiện công việc nhanh nhất trong ngành
Giá cả cạnh tranh
INTECH duy trì mức giá cạnh tranh so với chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình
Cam kết 100% hài lòng
Dịch vụ của chúng tôi chỉ kết thúc khi bạn thực sự hài lòng